HFVN – Là thương hiệu loa hi-end có thâm niên của nền công nghiệp âm thanh, Elac nổi tiếng với những phát minh xuất sắc được ứng dụng trong chế tạo loa. Bí quyết thành công của hãng chính là sự kết hợp giữa nghiên cứu chuyên sâu với ứng dụng công nghệ và chính sách giá phù hợp cùng khả năng kinh doanh nhạy bén.
Khi Burmester thiết kế dàn âm thanh cho siêu xe mạnh nhất thời đại Bugatti Veyron, hãng đã đặt hàng Elac cung cấp 3 loa treble ribbon và 10 loa mid màng nhôm được chế tạo đặc biệt theo đơn đặt hàng của dự án Bugatti Veyron.
Câu chuyện về Elac bắt đầu từ năm 1908 khi tiến sĩ Heinrich Hecht thành lập công ty nghiên cứu âm học, đặt nền móng cho những dự án âm thanh sau này. Năm 1926, công ty của Hecht hợp nhất với 3 công ty khác thành lập nên công ty mới mang tên Electro Acustic, dưới sự quản lý của quân đội Đức, chuyên nghiên cứu, sản xuất thiết bị định vị âm thanh trong không khí và dưới mặt nước cho tàu chiến, máy bay.
Trước thế chiến thứ hai, vào thời điểm đông nhất, công ty có 5.000 nhân viên. Sau chiến tranh 3 năm (năm 1948), Electro Acustic hoạt động trở lại với tên gọi Elac, chủ yếu cung cấp phụ tùng cho hãng Siemens và sản xuất máy quay đĩa than, máy biên năng. Đến giữa thập niên 1950, Elac vẫn chủ yếu kinh doanh đầu đĩa than, phono cartridge và phát minh ra cartridge MM (Moving Magnet). Nhiều năm sau đó, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Elac vãn luôn cố gắng mở rộng lĩnh vưch kinh doanh như sản xuất phụ kiện dùng cho dây chuyền sản xuất công nghệ để duy trì hoạt động.
Đến năm 1981, ban lãnh đạo mới quyết định chỉ tập trung nghiên cứu, sản xuất các thiết bị âm thanh, duy chỉ có lĩnh vực sản xuất bộ giữ kim (pick-up) vẫn duy trì đến năm 1997. Elac bước vào thời kỳ mới, với định hướng “nghiên cứu để tìm ra chất lượng” và đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Ngoài các hoạt động hiện tại, Elac cũng từng bán bản quyền một số phát minh sáng chế cho các tên tuổi lớn như Siemens, Sony, Shure.Để đạt được thành công trên cả hai lĩnh vực hoạt động, chương trình, kế hoạch xuất – kinh doanh của Elac rất khoa học. Ở mãng thị phần loa Elac, các nhà phân phối ở từng quốc gia sẽ lên kế hoạch cho cả năm. Mỗi sản phẩm xuất khẩu đến quốc gia sẽ có mã số riêng. Ở thị phần OEM, bộ phận kinh doanh sẽ trực tiếp thu thập thông tin của từng khách hàng. Kế hoạch sản xuất hàng năm sẽ hoàn thành trước Noel, hãng chỉ giải quyết các yêu cầu thật cấp thiết từ các nhà phân phối và các hãng sản xuất loa. Với cách làm như vậy, Elac luôn chủ động về số lượng sản phẩm cho từng năm, tạo điều kiện cho nhà máy đặt tại thành phố cảng Kiel (Đức) luôn vận hành hết công suất.
Cũng như nhiều nhà sản xuất khác của Đức, thị phần xuất khẩu của Elac chiếm gần 70% tổng doanh thu tiêu thụ. Hiện tại, Elac có đại diện bán hàng ở trên 40 quốc gia. Riêng các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Elac vẫn mở văn phòng phân phối trực tiếp.
Elac chính thức bước vào công nghiệp loa từ năm 1981. Với những kinh nghiệm được tích lũy qua quá trình hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực âm học, Elac có đủ điều kiện để tự chế tạo loa con và nhanh chóng được biết đến với vị thế của nhà nghiên cứu, chế tạo, gia công loa con theo đơn hàng uy tín thế giới. Hiện tại, Elac và Eton chiếm khoảng hơn 60% lượng loa con xuất khẩu từ Đức.
Ngoài cung cấp loa con, Elac cũng tự hoàn thiện loa của riêng mình. Hãng có rất nhiều dòng sản phẩm đánh số từ 50 đến 600. Các mẫu loa đầu tiên xuất xưởng năm 1992. Đến nay, các thế hệ loa của Elac đã có vài chục bình chọn giá trị như “Best Buy”, “Product of the Year” từ các tạp chí hi-fi trên toàn thế giới. Elac hiện nắm trong tay rất nhiều công nghệ cao cấp.
Mỗi dòng loa được ứng dụng công nghệ tương ứng với giá thành. Việc làm loa tầm cao là hoàn toàn có thể, nhưng Elac định hướng ở thị trường từ tương đối khá đến hi-end tầm trung. Vì thế, Elac chưa có ý định sản xuất loa ở cấp “ultra hi-end”, có thể hãng đã để dành đất cho thị trường OEM. Cặp loa có giá cao nhất của Elac – model FS 609 CE có giá khoảng 25.000 USD.
Ngoài loa dành cho nghe nhạc hai kênh, Elac cũng sản xuất loa dành cho home theater, loa tranh, loa treo tường dùng trong hội trường. Hãng cũng cung cấp các phụ kiện như chân đế, chân đinh (spike), vật liệu âm với thiết kế rất thẩm mỹ, đáng kể nhất là phần mềm Cara (Computer aid room acoustic). Đây là phần mềm dành cho việc thiết kế, đo đặc tính âm học phòng nghe, mô phỏng sóng âm 3D, tính toán vị trí đặt loa… Nó được ứng dụng khi thiết kế phòng thu, sân khấu và giải trí gia đình. Cara dễ dang cập nhập phiên bản nâng cấp qua internet như nhiều phần mềm ứng dụng khác.
CÁC PHÁT MINH CỦA ELAC
Treble đa hướng 4Pi
Năm 1985, Elac ra mắt dòng loa treble có thể phát âm 360 độ. Loa treble này không tỏa sóng hình tròn mà có nhiều hướng phát, trải đều 360 độ. Mỗi hướng hoạt động giống loa treble thông thường. Năm 1989, tạp chí Stereo Sound của Nhật Bản đã bình chọn loa treble này là sản phẩm tốt nhất của năm “Best Product of the year”. Đến nay, thiết kế treble đa hướng đã trải qua nhiều thế hệ. 4Pi được bán lẻ và kết nối dễ dàng với mọi loại loa có trên thị trường.
Màng loa là khối nhôm bao tròn, siêu mỏng 0,0006mm, trọng lượng siêu nhẹ nên rất nhạy với dòng điện. Màng nhôm này có khả năng tạo xung lực có độ chính xác cao. Khi dòng điện chạy qua, màng loa co giãn như một khối cầu và tạo ra sóng âm. Lực đẩy từ tính cực mạnh do nam châm neodymium tạo ra màng nhôm rung động. Loa treble 4Pi nặng 4kg, dải tần số từ 4kHz đến 35kHz.
Với cơ cấu đặc biệt, treble 4Pi tạo các hướng phát đồng nhất của dải tần số cao, nhờ đó tạo sóng âm có đường truyền âm đồng nhất. Kết hợp các phản xạ từ các vật dụng trong phòng như: kệ, màn… trường âm sẽ rộng hơn.
Loa ribbon
Phát minh được biết đến nhiều nhất của Elac là loa treble kiểu dải băng (ribbon). Elac gọi công nghệ làm loa treble này là “X Jet” và được đánh giá ngang hàng với loa treble vòng nhẫn nổi tiếng của Scan Speak. Năm 1993, các kỹ sư của hãng đã đưa ra mô hình loa treble dựa trên nguyên lý “Air Motion Transformer” do nhà vật lý người Đức Oskar Heil phát minh năm 1973.
Nam châm neodymium tạo trường từ tính cực mạnh, tác dụng giống như motor đẩy, màng lá kim loại dày khoảng 0,84mm gấp trong không gian 3 chiều đặt ở bên trong. Khi dòng điện âm tần chạy qua, lá kim loại rung động phát ra sóng âm. Khi lá kim loại không rung, các đoạn gấp sẽ mở hoặc xếp tùy theo tín hiệu âm thanh. Mỗi lần gấp – mở sẽ đảy không khí từ bề mặt tiếp xúc và lượng không khí do phần gấp ép lại rồi đẩy ra, hình thành lượng không khí tạo nên âm thanh chuyển động dày đặc trong phòng nghe.
Elac không tiết lộ chất liệu chế tạo lá kim loại. Quy trình làm màng rất công phu, đòi hỏi độ chính xác rất cao. Các kỹ sư của Elac phải dùng kính hiển vi quan sát khi gấp và định vị màng lá kim loại. Máy hàn chuyên dụng sẽ được sử dụng đẻ hàn các điểm nối siêu nhỏ. Màng loa có bề mặt gấp 2,5 lần màng loa treble dome 2,5cm. Nhờ diện tích tiếp xúc rộng và tốc đọ gấp mở cực nhanh, độ động và trường âm dải tần số cao được mở rộng do tieps xúc trực tiếp với không khí bên ngoài, nên tốc độ giải nhiệt của loa ribbon rất nhanh. Gần đây, Elac còn dùng công nghệ “X Jet” để làm loa đồng trục ribbon.
Loa treble ribbon tái tạo dỉa tần số cao lên đến 50kHz. Các loa treble của Elac có màng rung bằng lá kim loại, kết hợp cơ chế hoạt động riêng biệt, dải tần số tái tạo vượt rất xa loa màng dome lụa truyền thống.
Khi Burmester thiết kế dàn âm thanh cho siêu xe mạnh nhất thời đại Bugatti Veyron, hãng đã đặt hàng Elac cung cấp 3 loa treble ribbon và 10 loa mid màng nhôm được chế tạo đặc biệt theo đơn đặt hàng của dự án Bugatti Veyron.
Loa màng pha lê
Được cấp bằng phát minh làm màng loa bằng nhôm năm 1985, Elac gọi kỹ thuật này là “Sandwich technique”. Màng loa làm từ khối nhôm 2mm, xung quanh bao lớp cao su có độ đàn hồi tốt, nón loa làm từ chất cellulose có độ cứng cao, đường kính màng loa 115 – 250mm. Qua đo đạc, độ méo âm rất thấp. Tại triển lẫm hi-end Munich tháng 4/2008, Elac đã giới thiệu loa màng pha lê phát triển từ loa màng nhôm. Lớp màng nhôm được phủ thêm lớp pha lê rất mỏng trên bề mặt. Màng loa cứng, chắc hơn, rung ổn định hơn và độ méo âm giảm so với thế hệ màng nhôm trước. Cùng với lớp phủ pha lê, Elac cũng cải tiến voice-coil, mạch phân tần…
Kỹ thuật LLD
LLD (Long Linear Drive) được ứng dụng đẻ ché tạo loa bass, loa subwoofer. Kỹ thuật này dùng voice-coil ngắn 6,5mm trong ống từ trường cực mạnh dài 16mm, voice-coil chuyển động tuyến tính với biên độ 8mm, đáp ứng chính xác tín hiệu âm thanh. Loa gồm các thành phần như màng cao su có độ đàn hồi cao, rung ổn định, nón nhôm, nón giấy, con nhện, ống dây titannium, đĩa, nam châm…do Elac tự sản xuất, phù hợp với kỹ thuật LLD của hãng.
Đối với loa siêu trầm, bên cạnh LLD, Elac trang bị thêm kỹ thuật ESP (Elictronics Stabilization Program). ESP giúp cho loa cân bằng và trình diễn ổn định. Để được như vậy, các kỹ sư sáng tạo mạch điện nhỏ gọn,, nhưng vẫn tạo ra năng lượng đủ mạnh.
Ngoài ra, tại triễn lãm IFA Berlin (Đức), Elac còn giới thiệu loa 3D, AM150,.. và một loạt các phát minh mới của hãng, cho phép trình diễn âm thanh stereo chỉ với một thùng loa duy nhất được tích hợp ampli. Với hành trình tìm tòi và liên tục nghiên cứu, sáng tạo trong công nghệ loa, Elac đã góp phần tạo ra bản sắc âm thanh Đức trên bản đồ hi-end thế giới.
Quang Nhân