HFVN – Có truyền thống sản xuất hi-end, nhưng 15 năm trở lại đây, hàng hi-end Thủy Điển mới xuất ngoại. Với quyết tâm đưa hi-end Thụy Điển đến với thế giới. Primare Systems đã trở thành thương hiệu đi đầu trong hành trình chinh phục đầy thử thách này, đồng thời là ví dụ điển hình cho nguyên tắc thành công trong thế giới phẳng ngày nay: trình độ chuyên môn cao, tầm nhìn, định hướng, chất lượng và khả năng làm kinh doanh.
ƯỚC MƠ VƯỢT BIỂN LỚN
Hi-end Thụy Điển hội nhập thế giới khá chậm dù công nghiệp điện tử cao cấp của Thụy Điểm có điểm xuất phát rất sớm (khoảng những năm 1940). Vào thời kỳ vàng của analog trong thập niên 60 (thế kỷ XX), công nghiệp âm thanh Thụy Điển đã rất phát triển, nhưng chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa. Trong những năm 1970, các công ty Thụy Điển gần như vắng bóng trên thị trường âm thanh thế giới. Đến những năm 1980, thế hệ nhà sản xuất ampli bán dẫn của Thụy Điển xuất hiện. Từ đó, hi-end Thụy Điển bắt đầu hành trình “vượt biển” vươn ra thế giới. Primare ra đời trong bối cảnh như vậy.
Năm 1987, Christensen – nhà nghiên cứu của Bang&Olufsen Bo – đã thành lập Công ty Primare Systems (có nghĩa “Ưu tú”). Khác với phong cách “lifestyle” của B&O, Christensen đặt mục tiêu chế tạo các thiết bị audio chuyên dụng, cao cấp. Thời điểm đó, nhiều công ty điện tử truyền thống ở Thụy Điển gặp khó khăn vì hàng ngoại nhập lấn át. Christensen nhận định: thị trường Bắc Âu gần như bão hòa, để phát triển bền vững và lâu dài cần có thêm thị trường tiêu thụ mới. Với nhân sự chưa đến 10 người lúc mới thành lập, Christensen đã tự tay chế tạo bộ pre/power 900. Trong 4 năm đầu hoạt động Primare chỉ có duy nhất bộ sản phẩm này. Không lâu sau, Christensen mời đồng nghiệp ở B&O Bent Nielsen tham gia công ty. Trong thời gian ngắn, Primare lần lượt sáp nhập thêm 3 công ty nội địa khác. Với quy mô lớn hơn, hãng từng bước xâu dựng hệ thống phân phối ở chân Âu, Mỹ. Năm 1992, dòng sản phẩm 200 đã được xuất khẩu sang các thị trường này. Dù công việc đang tiến triển thuận lợi, nhưng Christensen vẫn quyết định giải nghệ sau khi cảm thấy hơn 30 năm gắn bó với nghiệp hi-fi là quá đủ. Bent Nielsen lên nắm giữ chức chủ tịch cho đến nhay. Thực hiện bước đi chiến lược quan trọng, Nielsen đã đề nghị Xena (chuyên sản xuất linh kiện dùng cho thiết bị quân sự) hợp tác dưới hình thức công ty hợp doanh, nhưng thương hiệu Primare vẫn tự kinh doanh. Việc làm này giúp Primare tăng cường khả năng tài chính và tận dụng nguồn linh kiện cao cấp do Xena cung cấp.
Với chiến lược “lấy xuất khẩu làm trọng”, Primare đặt mục tiêu chế tạo sản phẩm đạt chất lượng hi-end, nhưng giá thành không quá cao để đa số người tiêu dùng có thể tiếp cận. Dòng sản phẩm 300 được sản xuất trên tiêu chuẩn này và nhanh chónh thành công, đưa tên tuổi Primare lên tầm cao của hi-end.
Năm 2001, Primare dự định thành lập thương hiệu mới SAT (Swedish Audiophile Technology) nhằm hướng vào thị trường hi-end tầm cao, còn Primare vẫn hoạt động ở phân khúc cũ. Tuy nhiên, do nhận định thị trường home theater có xu hướng phát triển mạnh, Primare đã đổi kế hoạch và tập trung phát triển thiết bị đa kênh dùng cho home theater. Primare đã tạo ra nhiều nét độc đáo cho các thiết bị đa kênh. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có những quy luật riêng, thị phần home theater phổ thông vẫn “nhất Nhật, nhì Anh”, nên thành công của Primare chủ yếu là các thiết bị nghe nhạc hai kênh.
Tiêu biểu cho triết lý “chất lượng hi-end, giá thành phải chăng”, Primare hiện có đại diện phân phối chính thức ở hơn 30 quốc gia. Ở những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Primare là lựa chọn nằm trong khả năng của người yêu nhạc. Hy vọng: các thương hiệu như Primare sẽ sớm có mặt trên thị trường Việt Nam.
ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT
Làm sản phẩm gì, bằng cách nào để chiếm lĩnh thị trường hi-end cũng là nghệ thuật. Trong đó, các yếu tố như: trình độ hiểu biết, sở thích cá nhân, khả năng tài chính… sẽ quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Vì vậy, hi-end có nhiều phân khúc khác nhau và các nhà sản xuất thường tập trung nguồn lực vào thị phần có triển vọng nhất đối với sản phẩm của họ. Chiến lược của Primare định vị sản phẩm ở phân khúc từ 1.700USD (gần ngưỡng hi-end) đến 7.000USD (gần mức giữa hi-end tầm trung). Nhóm khách hàng Primare nhắm đến là người tiêu dùng có thu thập ổn định. Với chiến lược này, Primare đã tập trung nghiên cứu thế hệ sản phẩm có vòng đời khoảng 5-7 năm. Để có chất lượng/giá thành cạnh tranh, ngoài việc duy trì số lượng tiêu thụ nhất định, Primare ứng dụng kỹ thuật chế tạo của hi-end tầm cao kết hợp với sáng tạo trong thiết kế. Slogan của Primare “tinh khiết ở mọi góc cạnh – pure from every angle” cũng là cách Primare tư duy về hi-end. Đó là vẻ đẹp của trường phái thiết kế đơn giản, hiệu quả, áp dụng kỹ thuật điện tử hiện đại nhất, chức năng gọn nhẹ, dễ sử dụng.
Mạch điện cấu tạo cân bằng vì sai toàn phần, mỗi kênh dùng riêng bộ cấp nguồn, từng mạch xử lý đều có bộ điều chỉnh năng lượng riêng. Linh kiện sử dụng loại SMD (surface-mount-devices) đạt tiêu chuẩn quân sự: vị trí linh kiện được tính toán chính xác, sắp xếp khéo léo để đường đi tín hiệu là ngắn nhất nhằm duy trì sự toàn vẹn của tín hiệu. Với thiết bị hi-end, giảm rung chấn cũng là điều cần xét đến; định hướng của Primare, ampli kích thước vừa phảo, vỏ máy có trọng lượng phù hợp. khả năng sử dụng linh hoạt (kết hợp nhiều ampli nếu cần công suất lớn). Tách rời hoàn toàn mạch hiện thị kỹ thuật số với mạch tín hiệu analog, kiểm tra riêng lẻ từng sản phẩm. Tất cả thành phầm đều làm tại Thụy Điển.
Thành công của Primare nhờ sáng tạo trong thiết kế, áp dụng kỹ thuật hi-end tối ưu vào sản phẩm có mức giá rất cạnh tranh. Các ampli có mạch thiết kế, áp dụng kỹ thuật hi-end tối ưu vào sản phẩm có mức giá rất cạnh tranh. Các ampli có mạch thiết kế tốn kém như Primare thông thường chỉ có ở nhóm ampli hi-end giá khoảng 10.000USD trở lên
SẢN PHẨM PRIMARE
Năm 2001, dòng 300 sau nhiều năm thành công đã dừng bước cho thế hệ sản phẩm mới của Primare. Thế kỷ XXI, thành công của Primare tiếp tục duy trì. Sản phẩm của hãng nhận được rất nhiều bình chọn danh giá như “Best Buy”, “Sản phẩm trong năm” của các tạp chí hi-fi uy tín trên thế giới. Số lượng model không nhiều, mỗi sản phẩm đều có mục đích sử dụng cụ thể.
DÒNG 30 VÀ 20
Primare chia sản phẩm thành hai dòng chính: 30 (hi-end) và 20 (entry). Mỗi dòng gồm các thiết bị hai kênh và đa kênh. Primare xây dựng mô hình sản xuất tổng quát: các sản phẩm dòng 20 và sự đơn giản hóa của 30. Riêng về thiết bị đa kênh, Primare áp dụng kỹ thuật mạch nguồn xung, thiết kế theo ampli class D. Dòng 30 có preampli/ampli công suất… Dòng 20 chỉ có ampli tích hợp thiết kế giống dòng 30, nhưng công suất nhỏ hơn. Tương tự, receiver dòng 20 là sự đơn giản hóa surround proces-sor dòng 30. Sản phẩm của Primare đa dạng về lựa chọn, đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau, có sẵn khả năng nâng cấp kỹ thuật/phần mềm mới chính hãng khi cần.
DÒNG TÍCH HỢP 10
Vài năm trở lại đây, hệ thống “tất cả trong một” kết hợp đầu đọc với ampli có đủ chức năng cần thiết ( kiêm vai trò tuner), kết nối với các máy nghe nhạc số như iPod, tiêu thụ khá nhạy, đơn cử Arcam Solo liên tục giữ vững danh hiệu “best seller”. Hệ thống hi-fi chỉ gồm khối máy kiểu dáng thanh nhã và loa bookshelf. Đây là thành công về tư duy chế tạo của các nhà sản xuất, thiết kế này không mới nhưng được cải tiến khéo léo.
Thông thường, hệ thống gồm đầu đọc, ampli tích hợp là lựa chọn phổ biến đối với người tiêu dùng bắt đầu làm quen hi-end. Tuy nhiên, để có chất lượng cần sự đồng bộ giữa linh kiện sử dụng, thiết kế mạch. Primare tin rằng: giải pháp kết hợp đầu đọc/ampli vào một máy sẽ tiết kiệm đáng kể linh kiện không có ý nghĩa quyết định đến chất lượng âm thanh như: vỏ máy, dây dẫn, mạch nguồn… và dành chi phí đầu tư tốt nhất có thể cho bộ cơ, mạch DAC, mạch khuếch đại. Hệ thống tích hợp ưu thế gọn nhẹ, tiện dụng nhắm đến nhiều nhóm khách. Dòng tích hợp của Priamre gồm một model tích hợp đầu đọc CD/ampli và một DVD/receiver. Đặc biệt, model tích hợp Primare thiết kế cân bằng toàn phần ở mạch tiền khuếch đại kỹ thuật của ampli class AB, riêng mạch khuếch đại áp dụng kỹ thuật ampli Class D, việc kết hợp hai kỹ thuật thiết kế ampli vào cũng một máy là thành công rất đáng kể của Primare.
Theo Tạp Chí Nghe Nhìn